
Thi công chống thấm là một trong những hạng mục quan trọng và không thể bỏ qua đối với bất cứ một công trình nào nếu bạn muốn công trình của bạn luôn mới đẹp, không bị thấm dột và có tuổi thọ dài lâu. Tuy nhiên trong quá trình thi công nếu để xảy ra lỗi thì cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình chống thấm, khiến chất lượng công trình giảm sút nghiêm trọng về sau. Sau đây là những sai lầm trong thi công chống thấm cần tránh mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn biết cách làm đúng và giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng thi công chống thấm.
1. Không thi công sơn lót trước khi chống thấm
Sơn lót là một công đoạn vô cùng quan trọng và cần phải có trong quá trình thi công chống thấm. Sơn lót chống thấm đóng vai trò là lớp trung gian kết dính tăng độ bám giữa màng chống thấm và bề mặt công trình. Nếu bạn bỏ qua công đoạn sơn lót chống thấm này thì có thể công trình của bạn sẽ dễ bị bong tróc và thấm dột hơn, dẫn đến tuổi thọ công trình bị kém đi.
2. Chọn sai thời điểm thi công chống thấm
Thời điểm thi công chống thấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự hoàn hảo trong quá trình thi công. Nếu thời điểm thi công thích hợp, thời tiết thuận lợi thì quá trình thi công sẽ đạt hiệu quả cao, chống thấm đạt tối ưu và gia tăng được tuổi thọ công trình.
Cụ thể như với một số phương pháp chống thấm như nhựa đường, sika lỏng…thì yếu tố thời tiết đóng vai trò rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do vậy mà đối với mỗi loại vật liệu chống thấm khác nhau thì bạn nên cân nhắc thời điểm thi công thích hợp để đảm bảo được quá trình thi công diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả như mong muốn.
3. Không tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất đã quy định
Thông thường thì trên bao bì của mỗi loại vật liệu chống thấm đều có khuyến nghị của nhà sản xuất về định mức tiêu thụ sản phẩm. Nhưng để tiết kiệm chi phí một số người đã cắt giảm đi vật liệu chống thấm.
Ví dụ như số lớp sơn chống thấm quy định tối thiểu là từ 2 lớp trở lên nhưng nhiều người lại chỉ thi công một lớp sơn chống thấm và nghĩ rằng như vậy là đủ để chống thấm rồi. Nhưng như vậy thì lớp chống thấm không đủ độ dày sẽ khiến khả năng chống thấm và độ bền của công trình bị giảm sút.
>> Xem thêm:
- Lưới thuỷ tinh chống thấm, Giải pháp tối ưu cho mọi công trình
- Nguyên Lý Hoạt Động Của Điện Năng Lượng Mặt Trời Hòa Lưới.
4. Chọn sai vật liệu để thi công chống thấm
Hiện nay có 4 loại vật liệu chống thấm được dùng phổ biến là: vật liệu gốc xi măng polyme, gốc bitum, gốc polyurethane và gốc acrylic. Mỗi loại vật liệu đều có ưu nhược điểm riêng và có những phát huy được tác dụng tối ưu nếu biết sử dụng đúng cho từng loại công trình khác nhau.
Cụ thể, đối với các khu vực phải thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, nhà tắm, bể bơi, bể chứa nước, ban công…thì bạn có thể chọn loại vật liệu chống thấm gốc xi măng polymer, loại vật liệu này sẽ có độ bám dính tốt trên nền bê tông đặc, còn với công trình sàn mái thì các bạn phải lựa chọn các vật liệu có độ đàn hồi cao như vật liệu gốc bitum hoặc vật liệu gốc polyurethane để có thể đạt được hiệu quả chống thấm tối đa nhất.
5. Thi công chống thấm sai quy trình kỹ thuật
Sai lầm điển hình thường thấy trong quá trình thi công là khâu chuẩn bị bề mặt thi công chưa được tốt: không vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công, không trám trét lại những khe nứt, kẽ hở trên bề mặt công trình. Sai lầm khác nữa là lỗi về thời gian thi công: thi công xong lớp đầu chưa khô đã vội quét lớp kế tiếp cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình về sau.
Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý rằng mỗi loại vật liệu khác nhau sẽ có cách thi công khác nhau. Cụ thể như đối với các loại vật liệu gốc xi măng thì cần phải tạo ẩm bão hòa bề mặt trước khi thi công, còn các loại vật liệu gốc polyurethane thì cần phải khô hoàn toàn. Thông thường thì phần lớn các loại màng chống thấm sau khi thi công xong đều cần lớp phủ bảo vệ bề mặt nhưng cũng có 1 số loại không cần lớp phủ này như các loại vật liệu được sử dụng để chống thấm mái.
6. Không nghiệm thu với nước sau khi thi công xong
Sau khi thi công chống thấm xong cần phải nghiệm thu với nước để kiểm tra chất lượng chống thấm sau khi thi công. Nếu công trình không thấm nước thì bạn có thể triển khai các bước về sau như ốp gạch, trang trí, sơn phủ hoàn thiện…Nếu quá trình thi công chưa đạt nước vẫn thấm qua thì phải kịp thời tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tánh để về sau gây ảnh hưởng và tốn kém chi phí sửa chữa.
Trên đây là những sai lầm nghiêm trọng trong thi công chống thấm cần tránh. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm trong quá trình thi công chống thấm để tránh được những sai lầm đáng tiếc làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình về sau.
>> Xem thêm: Sơn chống thấm tốt nhất hiện nay được nhiều người tin dùng